Sáng và chiều ngày 15/8/2021, đã diễn ra buổi Hội thảo Khoa học Hè 2021 trực tuyến do Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Văn Lang tổ chức. Đây là hoạt động khoa học thường niên của Khoa Ngoại ngữ nhằm giúp các giảng viên chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá lại quá trình dạy học và trau dồi thêm các kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Chủ đề của hội thảo lần này là “Innovations & Teaching Quality Assurance in Different Tracks” với tổng số 10 bài tham luận của các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng thuộc Khoa Ngoại ngữ.
[Video] TS. Phan Thế Hưng phát biểu khai mạc hội thảo
Mở đầu với phần Khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Phan Thế Hưng, Trưởng Khoa Ngoại ngữ, nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học và nhận định đó là một trong các nhiệm chính của giảng viên bên cạnh công tác giảng dạy. Ngoài ra, Tiến sĩ cũng nêu rõ hội thảo khoa học của Khoa được tổ chức hàng năm nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập phù hợp với người học, và đặc biệt là sự thay đổi về nội dung, phương pháp, tư duy và nhận thức của người giảng viên và sinh viên trong thời gian xảy ra dịch Covid-19.
Sau đây là một số nội dung tóm tắt và hình ảnh của buổi hội thảo.
1. Task-based Designs for Classroom Instruction
PGS TS Phạm Vũ Phi Hổ
Task-Based Language Teaching (TBLT) is an educational framework for language teaching practices and has long been employed in the traditional language classroom. However, few studies have reported how to design tasks that work in the technological learning environment. This study aims to inform the trends of research in TBLT, including task types and their effects on the students' language learning. Finally, this paper presents the task design model developed by professor Jozef Colpaert, including the task design processes, task types, and autonomy. This paper suggests future research studies to test the validation of the task design model with empirical evidence.
Keywords: Task-based language teaching, task design, task design model, task types, autonomy
2. Effective Strategies for Teaching Interpretation at Faculty of Foreign Languages, Van Lang University
ThS Cao Thị Xuân Tú
Biên phiên dịch là chuyên ngành được giảng dạy ở hầu hết các Khoa Ngoại Ngữ của các trường đại học ở Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, khi mà sự phát triển toàn cầu hóa tạo ra cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho các biên dịch và phiên dịch viên. Các học phần về phiên dịch đã được giảng dạy rất nhiều năm qua cho các thế hệ sinh viên. Tuy nhiên, việc giảng dạy phiên dịch không hề đơn giản, và có rất nhiều khó khăn cho cả người học và người dạy. Bài tham luận này đưa ra các vấn đề, khó khăn trong việc giảng dạy môn các môn phiên dịch từ đó đề xuất các giải pháp và gợi ý những phương pháp giảng dạy bộ môn này một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên. Bài viết cũng thảo luận những nghiên cứu mới nhất về đào tạo phiên dịch và đề xuất các hướng nghiên cứu trong thời gian tới để tìm ra những phương pháp dạy và học hiệu quả cho bộ môn này.
3. The Use of Portfolio in Teaching Phonology and Its Effects on Achievement and Attitude
ThS Ngô Thị Cẩm Thuỳ
Phonology is believed a difficult course for EFL students to understand the lexical terms and English sound patterns. This study focuses on seeking the effects of the portfolio on learning Phonology of EFL students at Van Lang University. Two groups, including experimental and control groups, were randomly formed in this experimental study over a ten-week course. Both groups followed the same teaching plan; however, portfolio activities were added to the experimental group. At the beginning and at the end of the study, both groups were given an achievement test and a scale to measure attitudes towards learning Phonology. A pre-test with 20 multiple questions concerning phonetics was assigned at the beginning of the course. The post-test called final exam with both multiple and constructed-response test was at the end of the course. Students in the experimental group were given five open-ended questions to find out what they thought about the portfolio. The result of the study revealed that portfolios had positive effects on EFL students’ achievement and learning attitudes – they liked portfolio activities. In addition, soft skills such as working in groups and learning autonomy were found to improve.
4. Một vài ý kiến chia sẻ về dạy Biên dịch thương mại
ThS Trương Thị Mai Hạnh
Trong những năm trở lại đây, Biên dịch Thương mại là một lĩnh vực được khá nhiều người học lựa chọn và khá nhiều người nghiên cứu quan tâm khi yêu cầu dịch thuật các văn bản về thương mại ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vấn đề đặt ra làm thế nào để có thể dạy và học Biên dịch Thương mại một cách hiệu quả nhất, đảm bảo đào tạo ra một đội ngũ những người có thể làm nghề, có kỹ năng và kiến thức để phát triển nghề nghiệp. Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi phải có những nghiên cứu và điều tra quy mô cả về chiều sâu lẫn độ phủ rộng trên nhiều đối tượng liên quan. Trong phạm vi hiểu biết khiêm tốn, tác giả bài tham luận này chỉ dừng lại ở góc độ đưa ra một vài ý kiến chia sẻ về dạy Biên dịch Thương mại. Những ý kiến này chủ yếu dựa trên quan điểm Task-Based Language Teaching Approach” (TBLT) - phương pháp lấy người học làm trung tâm và những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy Biên dịch Thương mại cho đối tượng người học là sinh viên đại học. Mục đích của việc chia sẻ là nhằm góp thêm một góc nhìn về lĩnh vực đang được quan tâm.
5. Gợi ý một số bài tập Tiếng Việt thực hành kích thích tự giác học tập của sinh viên trong dạy và học trực tuyến
ThS Nguyễn Thu Hà
Tính tự giác học tập của sinh viên là một vấn đề được quan tâm từ rất lâu, đặc biệt là trong thời đại 4.0 - kỷ nguyên của số hóa - khi mọi thứ được tiếp cận một cách nhanh chóng, sinh viên lại càng ỷ lại và càng thụ động trong học tập. Hơn thế, hình thức dạy, học trực tuyến để thích ứng với dịch Covid-19 hiện nay, ngoài những ưu điểm cũng có những áp lực nhất định cho giáo viên và sinh viên: giáo viên không thể theo dõi giúp đỡ, nhắc nhở sinh viên khi cần thiết; sinh viên cần nâng cao hơn nữa ý thức và sự tự giác học tập. Một số hình thức bài tập Tiếng Việt thực hành đã được áp dụng trong lần thứ nhất dạy và học trực tuyến, tác giả nhận thấy chưa có được kết quả mong muốn. Để việc dạy và học môn Tiếng Việt thực hành cho sinh viên Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Văn Lang đạt được những chuẩn đầu ra của ngành, tác giả xin đề xuất một số dạng bài tập thực hành và cách triển khai bài tập để kích thích tính tự giác trong học tập của sinh viên trong nghiên cứu này.
6. How to Teach Vowel Sounds: A Case Study at Van Lang University
ThS Nguyễn Huy Cường
Dạy phát âm nguyên âm là một trong những mối quan tâm của nhiều giáo viên dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nguyên âm là yếu tố giúp phát ngôn của người nói dễ hiểu hơn và kết quả là họ có thể đạt được mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, điều này thường ít được các giáo viên chú trọng trong quá trình giảng dạy. Vấn đề có thể là do hầu hết họ chưa đủ kiến thức về âm vị học và thiếu tập huấn về cách dạy phát âm. Mục đích của nghiên cứu này là giới thiệu một phương pháp mới trong việc giảng dạy các nguyên âm tiếng Anh. Nghiên cứu đã khảo sát thái độ của 30 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ nhất tại trường Đại học Văn Lang đối với phương pháp giảng dạy mới trong khóa học phát âm kéo dài 10 tuần. Kết quả từ bảng khảo sát cho thấy hơn 70% sinh viên cảm thấy hài lòng và tự tin hơn khi phát âm các nguyên âm tiếng Anh.
7. The Genre-based Approach to Writing
TS Bùi Thị Kim Loan
EFL learners find writing skills rather difficult and challenging. This can be accounted for by the fact that different kinds of writing genres require specific schematic structures. This paper aims to review the theories and previous studies that are related to the genre-based approach to writing to help EFL learners be aware of how to apply the theory of genre to their teaching writing skills. The review covers the genre-based approach to writing, genre-based instruction, and benefits of genre-based approach to writing. The paper also suggests some implications for using the genre-based approach to writing in EFL contexts and for future research.
8. Using Full Dictation as Implementation of Listening Comprehension
ThS Đinh Huỳnh Mai Tú
This paper reports the implementation of the full dictation technique in a 10-week listening course for freshmen of the Faculty of Foreign Languages at Van Lang University. Multimedia language labs and Moodle are used to facilitate teaching and learning. The course aims at equipping beginner to pre-intermediate English learners with top-down and bottom-up listening skills in a variety of registers. Students at these levels usually encounter a problem with word recognition. In order to enhance the student's listening skills and to resolve the problem, full dictation has been implemented in the course with the use of typing. The results indicate that full dictation helps students recognize English words better, which in turn contributes to the overall improvement of students' listening skills. The findings offer a new way to look at the traditional technique within the context of using technology in the classroom.
9. Ứng dụng của công nghệ mô phỏng trong việc dạy và học ngoại ngữ
ThS Tống Phước Khải
Với sự phát triển của ngành nghệ thông tin, các phần mềm và thiết bị mô phỏng được dùng vào việc huấn luyện và đào tạo ngày càng trở nên đa dạng và phổ biến. Đối với ngành đào tạo ngôn ngữ, các môn học có thể áp dụng công nghệ mô phỏng bao gồm kỹ năng nghe nói, kỹ năng đọc viết, kỹ năng dịch hội nghị và trải nghiệm thực tế đối với các lĩnh vực tiếng Anh đặc thù. Do có sự khác nhau về đặc điểm của từng môn học cũng như sự phong phú của thị trường sản phẩm công nghệ mô phỏng, cho nên việc đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp hợp lý tương thích với mỗi cở sở đào tạo trở thành vấn đề cấp thiết. Bài tham luận bao gồm những phân tích và đánh giá các sản phẩm gồm phần mềm và thiết bị thuộc lĩnh vực công nghệ mô phỏng nhằm làm rõ mức độ phù hợp khi áp dụng công nghệ này vào việc giảng dạy và học tập tại Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Văn Lang.
10. An Overview of Emerging Post-Qualitative Methodologies in Educational Research
ThS Phạm Thị Thuỳ Trang
Recently there has been a shift from quantitative methodology to qualitative methodology in the field of educational research. Furthermore, this shift in epistemology has extended beyond this nexus to the realm of post-methodology. Post-qualitative research methodology has currently been embraced in most regions of Northern America and Australia, parts of Europe, and as emerging methods in Asia. Taking cognizance of this, this presentation aims to outline several popular trends in post-qualitative research methodology, including narrative inquiry, dual ethnography, and photovoice as an art-based approach. This overview hopes to contribute to the existing research method repertoire of our academic members and expand our limitation of research territory beyond statistics to touch upon human dimensions in educational research.
Giảng viên chụp hình lưu niệm trên hệ thống MS Teams